Cơn giận được sinh ra trong sự sợ hãi và sinh tồn khiến con người mê
dại, cô độc và chán trường. Bất kỳ người nào chúng ta từng tiếp xúc cũng
đã trải qua cảm giác giận dữ ít nhất một lần; Một số có thể vượt qua
nhưng một số không thể. Vậy trong một mối quan hệ, điều gì khiến cho
người ta có thể giải quyết cơn giận?
Nếu chúng ta có thể giải tỏa cơn giận trong cuộc sống, trong các mối quan hệ cá nhân, chúng ta có thể giải tỏa cơn giận với mọi người tại sở làm, với đồng nghiệp và với cả khách hàng. Cơn giận có thể giải tỏa khi chúng ta sử dụng não bộ và nhận ra chúng ta có thể lựa chọn giữa kích động cơn giận dữ hay làm thúc đẩy tình yêu thương.
Trong từ điển, danh từ “cơn giận” nghĩa là: một cảm giác mạnh mẽ về sự thù hằn hay không hài lòng. Thế thì tại sao chúng ta trở nên hằn học hay có những cảm giác bất mãn đối với một người nào đó? Điều đó bắt nguồn từ não bộ sinh vật. Cần nhớ não bộ sinh vật chính là sự sinh tồn. Khi một người thiên về sử dụng não bộ sinh vật, và khi một người khác nói hay làm điều gì đe dọa đến sự tồn tại của người này, não bộ sinh vật sẽ phản kháng. Khi nói đến tình trạng đe dọa sự tồn tại, chúng ta đề cập đến những vấn đề như tiền bạc, gia đình, ăn uống, công việc và các mối quan hệ..Thật ra hầu như mọi việc ít nhiều liên quan đến khả năng sinh tồn xét từ cái nhìn của não bộ ta mà ra. Điều này thường xảy ra giữa đối tác, bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và khách hàng…Đó là lý do chiến tranh, vấn nạn liên miên và quá nhiều thất vọng.
Theo “Managing Anger – your Child and your own” Children’s home Society of California thì:
Cơn giận có thể được thể hiện thông qua lời nói. Không bộc lộ cơn giận dữ ra, không có nghĩa là cơn tức giận đó sẽ tự tan biến đi, mà ngược lại còn gây nên nguy cơ làm tích tụ, gia tăng và bùng nổ một cơn tức giận còn lớn hơn ban đầu. Trong một vài trường hợp, cơn tức giận của bạn có thể thuyên giảm sau khi bạn thực hiện những chỉ dẫn ở mục “hạ nhiệt”, nhưng trong một số trường hợp khác, bạn cần phải thể hiện cơn giận của mình để tìm hướng giải quyết cho tình huống mà bạn đang mắc phải.
Ảnh minh họa
Với người lớn:
- Nói với người gây nên cơn giận của bạn, kể cả đó là con của bạn nếu chúng đủ lớn để hiểu biết, rằng hành động của họ làm cho bạn tức giận, bạn đang cảm thấy như thế nào, và bạn đang cần điều gì. Bạn cũng cần thực hiện những chỉ dẫn ở mục “hạ nhiệt” trước khi thực hiện điều này.
Nên nhớ cần tập trung vào hành động hay việc gây cho bạn sự tức giận, chứ không tập trung vào người gây cho bạn tức giận (ví dụ: “tôi cảm thấy tức giận khi…” hoặc ” Khi mẹ đi làm về, mẹ rất muốn chơi với con, nhưng mẹ cần có thời gian để thay đồ và nghỉ ngơi một chút..” )
- Viết ra giấy tình trạng mà bạn đang gặp phải để làm “sạch” những suy nghĩ diễn ra trong tâm trí bạn. Nếu tình trạng tức giận của bạn có liên quan đến người nào khác, bạn có thể đề nghị được thảo luận với họ về những gì mà bạn đã viết, hoặc gửi cho họ một lá thư trong đó nói rõ cảm xúc của bạn.
Lưu ý: Thông qua quan sát những gì đã xảy ra, trẻ học tập lại những cách phản ứng của người lớn. Bằng cách có những phản ứng đúng mực, người lớn sẽ có những ảnh hưởng tích cực lên trẻ.
Ảnh minh họa
Với trẻ:
- Vì tức giận, trẻ em có thể “ném” sự cáu kỉnh của mình khắp nơi. Cần hướng dẫn, cung cấp những từ ngữ để trẻ biết cách nói ra tại sao trẻ cảm thấy tức giận, nhờ vậy trẻ thể hiện được cơn giận của mình mà không có hành vi chống đối hay gây hấn.
- Nếu trẻ sử dụng sự tức giận, những hành vi gây hấn của mình để đạt được mục đích nào đó, cần thảo luận với trẻ những lựa chọn khác mà trẻ vẫn có thể có được điều trẻ muốn mà không phải thông qua cách giận dữ. Giả bộ tái tạo lại tình huống thường gây cho trẻ tức giận, hướng dẫn và giúp trẻ thực hành việc chọn lựa những cách phản ứng khác tích cực hơn.
- Ghi nhận hoặc khen ngợi để củng cố những hành vi, những phản ứng phù hợp của trẻ.
- Thông qua những thông tin trên phương tiện truyền thông (như truyền hình, báo chí…) để thảo luận với trẻ về những cách thức phản ứng cơn giận dữ một cách phù hợp hay không phù hợp; an toàn hay không an toàn. (Việc này thực hiện có hiệu quả hơn với những trẻ lớn).
- Cần chỉ dẫn trẻ, giúp trẻ hiểu biết đúng về cơn tức giận ngay khi trẻ còn nhỏ.
Trong trường hợp không có sẵn bút và giấy, một trong những cách chế ngự cơn giận là hãy đếm từ 1 đến 10, nếu trẻ em đang tức giận cũng hãy bảo chúng đếm, vì đó là một cách “đánh lạc hướng” tạm thời sự suy nghĩ, giúp giữ được bình tĩnh hơn… Bên cạnh đó, việc hít thở sâu, chậm và đều đặn sẽ khiến các cơ bắp và hệ thần kinh đang căng cứng của mình được thả lỏng, thư giãn…
Như vậy, bạn sẽ không phải tìm cách để thay đổi một khi mà cơn tức giận đã trở thành một thói quen tiêu cực của trẻ.
Nên nghỉ ngơi và tìm một giấc ngủ nhỏ. Bạn có thể thiếu kiên nhẫn, thiếu bình tĩnh và làm hỏng mọi thứ khi bạn và trẻ không được nghỉ ngơi tốt và không cảm thấy thư thái.
HIỆU QUẢ LÂU DÀI
Khuyến khích trẻ thực hiện từ từ, từng bước một để trẻ có thể nhận ra những lợi ích đem lại từ việc quản lý tốt cơn giận:
- Trẻ trở nên đáng tin cậy hơn
- Lớn lên và trở nên độc lập hơn vì trẻ hiểu được và biết được cách phải lựa chọn phản ứng của mình
- Nâng cao lòng tự tôn của trẻ
- Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề
- Hiểu và có thể bộc lộ cơn giận một cách lành mạnh cho trẻ và những người xung quanh.
Kết luận: Một người muốn quản lý cảm xúc, ức chế được cơn giận thì cần phải có sự quyết tâm và lòng can đảm của bản thân. Dù với cách nào, việc kiểm soát tinh thần hài hòa một cách thuần thục, chế ngự được cơn giận dữ mỗi khi có dấu hiệu phát sinh, sẽ giúp cho ta bản lĩnh hơn và khả năng tự chủ ngày một hoàn thiện ! Khi bạn kếm chế được cơn giận bản thân có nghĩa là bạn đã thực hiện được điều kỳ diệu trong cuộc sống!
- Trẻ trở nên đáng tin cậy hơn
- Lớn lên và trở nên độc lập hơn vì trẻ hiểu được và biết được cách phải lựa chọn phản ứng của mình
- Nâng cao lòng tự tôn của trẻ
- Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề
- Hiểu và có thể bộc lộ cơn giận một cách lành mạnh cho trẻ và những người xung quanh.
Kết luận: Một người muốn quản lý cảm xúc, ức chế được cơn giận thì cần phải có sự quyết tâm và lòng can đảm của bản thân. Dù với cách nào, việc kiểm soát tinh thần hài hòa một cách thuần thục, chế ngự được cơn giận dữ mỗi khi có dấu hiệu phát sinh, sẽ giúp cho ta bản lĩnh hơn và khả năng tự chủ ngày một hoàn thiện ! Khi bạn kếm chế được cơn giận bản thân có nghĩa là bạn đã thực hiện được điều kỳ diệu trong cuộc sống!